Phân biệt 4 loại hình sản xuất MTS – MTO – ETO – ATO (ưu & nhược điểm)
Lĩnh vực công nghiệp sản xuất hiện nay chứng kiến rất nhiều xu hướng đổi mới thăng trầm và phức tạp. Chưa nói tới ứng dụng công nghệ 4.0, chỉ riêng lựa chọn về phương pháp sản xuất đôi khi cũng khiến các doanh nghiệp đau đầu, đặc biệt là vai trò tác động tới quản lý chiến lược và vận hành kho hàng.
Đó là lý do mỗi doanh nghiệp đều cần hiểu rõ về đặc trưng về các loại hình sản xuất như MTS (Make-to-Stock), MTO (Make-to-Order), ETO (Engineer-to-Order), ATO (Assemble-to-Order), ưu/nhược điểm tương ứng, khả năng tương thích với hoạt động trên thị trường kinh doanh. Chỉ khi chọn đúng phương pháp, hoạt động sản xuất mới đem lại hiệu quả tối ưu, đồng thời giảm thiểu lãng phí tài nguyên và rủi ro khiến khách hàng quay lưng.
Loại hình sản xuất MTS (Make-to-Stock)
MTS (Make-to-Stock) là quy trình sản xuất sản phẩm để dự trữ tồn kho sẵn, phục vụ dần các đơn hàng trong tương lai. Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào số liệu dự báo nhu cầu tiêu dùng, từ đó khớp với tiến độ và sản lượng thực tế.
Ưu điểm:
- Tối ưu tài nguyên và tiết kiệm thời gian sản xuất.
- Tối ưu chi phí nhờ lên kế hoạch thu mua nguyên liệu sẵn theo số lượng lớn.
- Giảm áp lực lịch trình sản xuất, dễ quản lý và theo dõi kế hoạch.
- Giảm thời gian hoàn thiện đơn hàng, đáp ứng kỳ vọng của khách.
Nhược điểm:
- Rủi ro khan hiếm hoặc thừa hàng.
- Tắc nghẽn quy trình quản lý tồn kho khi dự báo sai lệch.
- Xu hướng sở thích & nhu cầu thị trường dễ biến động, khó kiểm soát.
ĐỌC THÊM: Chi tiết khái niệm & ví dụ thực tế loại hình sản xuất MTS (Make-to-Stock)
Loại hình sản xuất MTO (Make-to-Order)
MTO (Make-to-Order) là cách thức sản xuất theo đơn hàng, tức doanh nghiệp sẽ bắt đầu sản xuất sau khi thông tin đặt hàng được xác nhận thành công. Ngoài ra, khách hàng có thể kèm theo một số yêu cầu tùy chỉnh tính chất của sản phẩm.
Ưu điểm:
- Áp lực cạnh tranh sản phẩm thấp.
- Cải thiện trải nghiệm hài lòng của khách.
- Ít rủi ro quá tải tồn kho hoặc lãng phí tài nguyên
- Cho phép sản xuất số lượng lớn mà vẫn đảm bảo tính cá nhân hóa.
Nhược điểm:
- Thu hút doanh số không đều do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.
- Thời gian hoàn thiện đơn hàng lâu hơn bình thường.
- Khó kiểm soát nhu cầu kế hoạch nguyên vật liệu.
ĐỌC THÊM: Giải thích loại hình sản xuất MTO | Cách phân biệt MTO vs. ETO
Loại hình sản xuất ETO (Engineer-to-Order)
ETO (Engineer to Order) là phương pháp sản xuất thiết kế theo đơn hàng, yêu cầu khách đặt hàng trước rồi mới thống nhất thiết kế và hoàn thiện sản phẩm. Loại hình này cho phép khách hàng có thể tham gia phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất trong khâu tinh chỉnh thiết kế và chọn lọc tùy biến tính năng.
Ưu điểm:
- Khả năng tùy biến sản phẩm đa dạng theo ý muốn của khách.
- Cơ hội ra mắt sản phẩm đột phá khác biệt so với thị trường.
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác bền vững lâu dài với khách.
- Biên lợi nhuận cao so với các loại hình sản xuất khác.
- Ít rủi ro lãng phí tài nguyên trong công tác vận hành và quản lý tồn kho.
Nhược điểm:
- Phát sinh nhiều nguồn lực và chi phí cho nghiên cứu, lên kế hoạch sản xuất.
- Yêu cầu trình độ quản lý sản xuất cao hơn thông thường.
- Khó mở rộng thị trường cho cùng một mẫu sản phẩm.
- Thời gian hoàn thiện đơn hàng kéo dài.
ĐỌC THÊM: Giải thích chi tiết & 5 cách tối ưu quy trình ETO (Engineer-to-Order)
Loại hình sản xuất ATO (Assemble-to-Order)
ATO (Assemble-to-Order – lắp ráp theo đơn hàng) là phương pháp sản xuất trong đó doanh nghiệp sẽ hoàn thành các bộ phận và phụ tùng cần thiết để dự trữ, sau đó lắp ráp thành sản phẩm khi có đơn hàng từ khách.
Ưu điểm:
- Cho phép khách hàng tùy biến sản phẩm (ở giới hạn nhất định).
- Tối ưu chi phí lưu kho, chỉ cần quản lý dự trữ thành phần/linh kiện thay vì sản phẩm hoàn thiện.
- Giảm rủi ro hàng tồn kho hư hỏng/lỗi thời.
Nhược điểm:
- Nguy cơ khan hàng cao nếu nhu cầu đơn hàng tăng đột biến.
- Thời gian hoàn thiện đơn hàng có thể lâu.
- Ảnh hưởng chất lượng nếu chưa có cách hiệu quả để đối phó với áp lực tiến độ.
ĐỌC THÊM: Định nghĩa chi tiết về ATO | Ví dụ thực tế & lợi ích