Loại hình sản xuất MTS là gì? Ví dụ thực tế về MTS (Make-to-Stock)

MTS (Make-to-Stock – sản xuất để lưu kho) là một loại hình chiến lược sản xuất trong đó sản phẩm được làm ra sẵn và dự trữ trong kho, dựa trên số liệu dự báo nhu cầu tiêu dùng thay vì đơn hàng cụ thể. Nói cách khác, mặt hàng MTS được tạo ra để tồn kho, chờ đáp ứng nhu cầu khi xuất hiện khách hàng sẵn sàng mua.  

Đặc trưng quy trình sản xuất Make-to-Stock 

Loại hình sản xuất MTS yêu cầu số liệu dự báo chính xác về nhu cầu mua hàng khả thi trong tương lai, từ đó xác định số lượng sản xuất để tổn kho hợp lý. Nếu những thống kê dự báo được tính toán chuẩn chỉnh, phương pháp MTS sẽ chứng minh được tác dụng to lớn cho hiệu quả và tiến độ quy trình chung.

Nhin chung, MTS đóng vai trò như một phương án dự phòng cho doanh nghiệp nhằm đối phó với viễn cảnh nhu cầu mua hàng từ khách bất ngờ tăng hoặc giảm.

Make-to-Stock – sản xuất để lưu kho

Mặt khác, nếu số liệu thống kê về nhu cầu dự kiến bị sai lệch quá nhiều, nhà sản xuất có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm đơn hàng trong khi đang quá tải lưu kho, hoặc đơn hàng quá dồn dập trong khi cạn hàng tồn kho, gây cản trở tiến độ sản xuất và ảnh hưởng tới doanh số. Đối với những ngành hàng đặc thù như công nghệ điện tử, việc thiếu cân đối giữa tình trạng lưu kho quá tải và nhu cầu mua hàng có thể gây thiệt hại rất lớn, do sản phẩm nhanh lỗi thời và không còn sức hút. 

Ưu điểm của Make-to-Stock 

Tận dụng tài nguyên hiệu quả 

Kế hoạch sản xuất được định hình trước dựa trên số liệu dự báo nhu cầu, kéo theo việc thu mua và sử dụng nguyên vật liệu, nguồn lực cũng được tính toán trước, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả quy trình.  

Tối ưu chi phí 

Hàng hóa sản xuất để lưu kho thường được thực hiện với quy mô số lượng lớn, nên chi phí trung bình trên từng đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn mặt bằng chung. Quá trình này nếu diễn ra ổn định lâu dài sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn về chi phí cho doanh nghiệp.  

Lịch trình sản xuất khoa học 

Khi thực hiện chiến lược MTS, quyết định về thời điểm và số lượng sản xuất phải được xác định sẵn. Do đó, tiến độ công việc sẽ diễn ra trơn tru theo theo lịch trình đã thống nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng dễ kiểm soát khối lượng công việc đã/chưa hoàn thành tại bất kỳ thời điểm nào. 

Thời gian hoàn thiện đơn hàng nhanh 

Khi hàng hóa đã có sẵn trong kho, khách hàng có thể nhanh chóng nhận sản phẩm sau khi chốt đơn. Doanh nghiệp sản xuất cũng giảm áp lực về thời gian cũng như phản hồi thông tin với khách. 

Nhược điểm của Make-to-Stock 

Số liệu dự báo khác với thực tế 

Thống kê dự báo về nhu cầu tiêu dùng đôi khi có thể sai lệch – trở thành viễn cảnh “xám xịt” nhất cho những doanh nghiệp áp dụng loại hình sản xuất MTS. 

Lợi nhuận có thể tụt giảm thấp đến bất ngờ nếu dự đoán sức mua cao trong khi thực tế thị trường đang bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế, gây giảm sức mua và khó giải quyết lượng lớn hàng tồn kho (và ngược lại).

quản lý tồn kho sản xuất

Vấn đề quản lý tồn kho 

Dù doanh nghiệp có cẩn thận đến đâu, những sự cố phát sinh không thể lường trước vẫn diễn ra, khiến lượng hàng tồn kho trở nên sai lệch với tình trạng kinh doanh cần đạt. Bất kể là trường hợp thiếu hụt hay dư thừa hàng, chi phí và công sức quản lý tổn kho vẫn luôn là bài toán khiến các nhà sản xuất đau đầu. 

Sở thích khách hàng biến động 

Ngoài những yếu tố khách quan về thị trường kinh tế, vẫn còn một điều kiện khác mà doanh nghiệp không thể làm chủ được: Sở thích của người tiêu dùng. Xu hướng này có thể biến động bất thường, nên luôn đi kèm với rủi ro tồn kho vượt dự báo. 

Minh họa thực tế về sản xuất để lưu kho MTS

Phương pháp sản xuất MTS được áp dụng phổ biến trong ngành công nghiệp bán lẻ, đặc biệt khi chuẩn bị vào các giai đoạn sản xuất cao điểm. 

Chẳng hạn, thương hiệu bán lẻ như Target thường ghi nhận doanh số bán hàng bùng nổ vào giai đoạn cuối năm. Do đó, các công ty đối tác nguồn cung ứng của Target phải dự đoán kịp thời để đẩy mạnh sản xuất vào quý 2 hoặc 3, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua hàng sắp tới.

Tới quý 4, những doanh nghiệp này cũng cần dự đoán mức độ giảm thấp của nhu cầu theo sau, từ đó nhanh chóng thay đổi chiến thuật để thích nghi tốt hơn, điều chỉnh sản lượng để cân bằng với tình trạng tồn kho hợp lý. 


ĐỌC THÊM: