5 cách hiệu quả giúp cải thiện điểm OEE trong sản xuất

Chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) là thước đo đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp sản xuất, giúp xác định vấn đề của quy trình, giảm thiểu thất thoát tài nguyên và gợi mở các cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh. Đây cũng là yếu tố cốt lõi của xu hướng sản xuất tinh gọn (lean production).

Vì vậy, cũng dễ hiểu khi độ hài lòng của các cấp lãnh đạo thường tỷ lệ thuận với mức độ khả quan của OEE. Dưới đây là 5 phương pháp giúp cải thiện điểm số OEE đồng thời tối ưu quy trình sản xuất.

1. Ứng dụng công nghệ tự động thống kê dữ liệu thời gian thực 

Vẫn còn không ít các doanh nghiệp hiện nay đang thu thập dữ liệu theo cách thủ công mà không nhận ra nhược điểm cố hữu của phương pháp này: Tốn nhiều thời gian, rủi ro sai sót cao, lãng phí nguồn lực. 

Thay vào đó, công nghệ tự động hóa công việc tổng hợp và ghi nhận số liệu sẽ giúp ích rất nhiều. Không chỉ loại bỏ gần như hoàn toàn những điểm yếu truyền thống, những phần mềm này còn có thể cho phép nhân sự phụ trách được quyền truy cập và kiểm tra dữ liệu mọi lúc mọi nơi, thông qua chính thiết bị di động cá nhân, cập nhật theo thời gian thực. 

hệ thống số liệu OEE

Khi dữ liệu được nắm bắt nhanh chóng và liên tục, quyết định chiến lược theo sau cũng được cải thiện hơn đáng kể về cả tốc độ, tính khả thi và bền vững. 

2. Tích hợp hệ thống bảo trì dự đoán/bảo trì phòng ngừa 

Khả năng hoạt động của thiết bị là tài sản quý giá nhất đối với một doanh nghiệp sản xuất. Do đó, việc giữ thiết bị hoạt động ổn định và hiệu quả là chìa khóa gốc rễ cho mọi kế hoạch kinh doanh. 

Để cải thiện điểm OEE, thiết bị sản xuất phải hoạt động càng ổn định càng tốt. Nếu gặp tình huống trục trặc gây cản trở quy trình dẫn tới thất thoát thời gian sản xuất, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở điểm OEE thấp, mà còn bao gồm doanh số tụt giảm và lãng phí thời gian khắc phục sự cố. 

Khác với những phương pháp bảo trì thông thường được thực thi khi gặp sự cố, bảo trì dự đoán (predictive maintenance) và bảo trì phòng ngừa (preventive maintenance) sẽ giúp giải quyết và ngăn ngừa sự cố trước cả khi chúng xảy ra. 

Theo thống kê chung, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bảo trì máy móc từ 8-12% khi ứng dụng hệ thống bảo trì phòng ngừa. Đối với bảo trì dự đoán, rất nhiều công ty đã và đang ứng dụng hiệu quả để xác định rủi ro trục trặc trong tương lai, từ đó thực hiện các biện pháp kiểm tra, sửa chữa kịp thời. 

3. Thống kê đầy đủ các sự cố cản trở quy trình sản xuất 

Chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân vì sao quy trình sản xuất không hoạt động trơn tru và dễ gặp sự cố, doanh nghiệp mới có thể xác định được cách giải quyết, qua đó cải thiện điểm OEE.  

Thời gian nghỉ hoặc thời gian chết là tình trạng cố hữu xảy ra trong hoạt động sản xuất, bao hàm nhiều loại hình khác nhau: Trục trặc, bảo trì, cài đặt hoặc sắp xếp lại bố cục máy móc… Tuy nhiên, thời lượng tiêu tốn cho các tình huống này chỉ nên đạt mức vừa đủ, phản ánh đúng bản chất cố hữu trong quy trình.

sản xuất tích hợp tự động hóa

Nếu thống kê thời gian thất thoát quá cao, dấu hiệu này cần được xem xét ngay lập tức, đặc biệt khi sự cố gây đình trệ sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại vào một ngưỡng thời điểm nhất định. 

4. Đầu tư đào tạo nhân sự 

Vẫn biết công nghệ tự động hóa đóng vai trò hỗ trợ rất tốt trong quy trình thống kê và tối ưu OEE, nhưng bấy nhiêu đó là chưa đủ nếu thiếu bàn tay vận hành của con người. Chỉ những nhân sự lành nghề mới hiểu rõ cách quản lý, điều chỉnh thiết bị hoạt động mượt mà, xử lý nhanh sự cố để quy trình sản xuất được tiếp diễn.  

Do đó, doanh nghiệp không thể coi nhẹ công tác tuyển dụng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực ổn định. Nếu có thể, hãy tập trung tìm kiếm các nhân sự sở hữu các điều kiện như: 

  • Tinh thần cầu tiến, sẵn sàng đương đầu thách thức 
  • Không ngại tiếp nhận & trau dồi kiến thức chuyên môn
  • Phát hiện vấn đề nhanh nhạy & đề xuất giải pháp xử lý 

5. Cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa các bộ phận sản xuất 

Càng nhiều người nhận thức và nắm bắt được vấn đề, khả năng giải quyết sự cố càng cao và nhanh chóng. Điều này chính xác không chỉ trong bối cảnh các phòng ban trực thuộc bộ phận sản xuất, mà còn áp dụng cho cả giao tiếp với cấp quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp. 

Tất cả những nỗ lực này đều góp phần giảm thời gian thất thoát khi đối phó xử lý vấn đề, dẫn tới cải thiện điểm số OEE. Theo một báo cáo từ Harvard Business Review, mức độ tương tác và trao đổi hiệu quả giữa các đội nhóm nhân sự có thể tăng hiệu quả sản xuất lên tới 22%, cộng thêm hàng loạt lợi ích đính kèm như: 

  • Giảm tỷ lệ thay thế nhân sự do nghỉ việc
  • Giảm tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động
  • Giảm tỷ lệ sự cố về chất lượng sản phẩm
  • Tăng doanh thu & lợi nhuận khả thi 

ĐỌC THÊM: