NPI là gì? 8 bước triển khai New Product Introduction ra mắt sản phẩm
NPI (New Product Introduction) là quy trình giới thiệu sản phẩm mới, cụ thể là biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế và cho phép triển khai sản xuất hàng loạt. Kế hoạch NPI sẽ được thiết kế dựa trên tầm nhìn phát triển của nhà sản xuất, giúp phát triển và ra mắt phiên bản sản phẩm/dịch vụ hoàn thiện thông qua một loạt các hoạt động liên quan nhằm tiếp cận thị trường và khách hàng.
Thông thường, NPI dễ bị nhầm lẫn với NPD (New Product Development – quá trình phát triển sản phẩm mới). Tuy nhiên, NPD liên quan đến việc lên ý tưởng, thiết kế và thương mại hóa một sản phẩm mới, trong khi NPI tập trung vào sản xuất và ra mắt sản phẩm. Vì cả hai đều liên quan tới giai đoạn chăm sóc sản phẩm từ khi phát triển đến ra mắt, nên hay gặp nhầm lẫn chồng chéo về cách hiểu khái niệm.
Tại sao NPI lại quan trọng?
Không chỉ thiết lập một khung quy trình giúp hiện thực hóa ý tưởng sản phẩm, NPI còn hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí phát triển, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về vai trò, NPI giữ vị trí cốt lõi trong chiến lược duy trì khả năng cạnh tranh, chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động như nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, phát triển, thử nghiệm, sản xuất và tiếp thị.
Thông qua NPI, các công ty có thể làm mới bản thân, tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường mục tiêu, mở rộng thị phần, vượt qua đối thủ và thích ứng với tiến bộ công nghệ.
8 bước quy trình NIP đưa sản phẩm mới ra thị trường
Một sản phẩm mới ra đời cần đảm bảo đi kèm rất nhiều điều kiện và hoạt động hỗ trợ từ giai đoạn thiết kế đến khi ra mắtchính thức lần đầu tiên. NIP chính là quy trình giúp tổ chức và sắp xếp hợp lý chiến dịch giới thiệu sản phẩm.
Những quyết định và đầu việc cụ thể trong NIP sẽ khác nhau tùy tính chất công ty và dự án. Dù vậy, bất kể lĩnh vực, tất cả sẽ đều hướng tới mục tiêu chung: Giảm thiểu lãng phí nguồn lực, tránh nhầm lẫn sai sót, tăng tốc độ sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Sau đây là 8 bước tiêu chuẩn trong quy trình NIP:
- Lên ý tưởng: Ý tưởng về sản phẩm mới có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như phản hồi của khách hàng, nghiên cứu thị trường hoặc các buổi họp ý tưởng.
- Xây dựng thiết kế sản phẩm: Trong bước này, thiết kế và mục tiêu của sản phẩm được xác định cụ thể, bao gồm cả tính năng, thị trường mục tiêu, giá cả và định vị sản phẩm.
- Phân tích mức độ khả thi: Trước khi tiến hành phát triển sản phẩm, cần thực hiện phân tích tính khả thi để đánh giá tính chất tương thích về mặt kỹ thuật, tài chính và mức độ phù hợp với mục tiêu của công ty hay không.
- Phát triển sản phẩm: Tiến hành phát triển thực tế sản phẩm, bao gồm hoàn thiện thiết kế, tạo bản mẫu và kiểm tra thử nghiệm.
- Thử nghiệm và xác nhận: Kiểm định rõ khả năng đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật yêu cầu dành cho sản phẩm.
- Lên kế hoạch ra mắt: Hoạch định công việc liên quan đến kế hoạch ra mắt chính thức, bao gồm các chiến lược tiếp thị, bán hàng, phân phối và hỗ trợ khách hàng.
- Thương mại hóa: Sản phẩm được ra mắt và cung cấp đến tay khách hàng, có thể kèm theo các dịch vụ ưu đãi để tạo ấn tượng lan truyền tích cực.
- Đánh giá sau khi ra mắt: Sau khi ra mắt sản phẩm, cần thực hiện đánh giá hiệu suất của sản phẩm, phản hồi góp ý từ khách và dữ liệu bán hàng. Điều này giúp xác định các phạm vi vấn đề cần cải thiện và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Lợi ích của NIP
- Giảm chi phí phát triển sản phẩm về sau: Khi tính chất sản phẩm và nhu cầu của khách hàng được xác định sẵn trong nền tảng kế hoạch NIP, những thay đổi gấp rút về thiết kế dẫn đến chi phí phát triển cao hơn có thể được tránh.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường: Thời gian phát triển được rút ngắn sẽ giúp phát hành sản phẩm ra thị trường sớm hơn, nhanh thúc đẩy giai đoạn tạo ra gái trị doanh thu thực tế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Quá trình NPI đảm bảo đáp ứng điều kiện về các công cụ cần thiết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, và duy trì tiêu chuẩn đó về lâu dài, tạo dựng danh tiếng nhất quán làm hài lòng trải nghiệm khác hàng.
- Tăng cường hiệu quả sản xuất: Các biện pháp tối ưu giao thoa lợi ích cho cả công đoạn thiết kế và sản xuất được áp dụng để giảm thiểu mọi rủi ro sự cố phát sinh.