Loại hình sản xuất MTO là gì? Cách phân biệt MTO vs. ETO

MTO (Make-to-Order) là loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng, trong đó doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất sau khi khách đã đặt hàng thành công, đồng thời cho phép khách tùy chỉnh thông số sản phẩm theo yêu cầu cụ thể.

Về cơ bản, MTO là hình thức đối lập với quy trình sản xuất để lưu kho (MTS – Make-to-Stock), trong đó hàng hóa được sản xuất và dự trữ tồn kho sẵn ngay cả khi chưa có đơn hàng từ khách.

Đặc trưng của loại hình sản xuất theo đơn hàng (MTO)

  • Tiến hành sản xuất sau khi xác nhận đơn hàng: Quy trình sản xuất MTO sẽ không bắt đầu nếu đơn hàng của khách chưa được xác nhận. Điều này đảm bảo thông số sản phẩm sẽ được thống nhất theo đúng chỉ tiêu từ khách, giảm rủi ro tồn kho không đáng có.
  • Sản phẩm được tùy chỉnh theo yêu cầu riêng của khách: MTO cho phép khách hàng lựa chọn chỉnh sửa tính chất sản phẩm, chẳng hạn như kích thước, vật liệu, màu sắc và tính năng.
  • Duy trì ít hàng tồn kho: Vì sản phẩm chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng, nên số lượng hàng tồn kho tương ứng sẽ luôn ở mức độ thấp, giúp giảm chi phí vận hành lưu kho và rủi ro lỗi thời.
  • Thời gian hoàn thiện đơn hàng dài hơn: Đặc thù của MTO cho phép khách tùy chỉnh sản phẩm nên sẽ mất thêm thời gian thống nhất thông số trước khi sản xuất và giao hàng.
quản lý sản xuất MTO make-to-order

Nhìn chung, phương pháp sản xuất Make-to-Order không hoàn toàn phù hợp với mọi loại hình sản phẩm hoặc ngành công nghiệp, đặc biệt là hàng tiêu dùng đại trà. Thay vào đó, MTO thường được áp dụng cho một số mặt hàng sản xuất chuyên biệt, bao gồm:

  • Máy bay 
  • Ô tô 
  • Xây dựng 
  • Máy tính 
  • Thời trang 
  • Nội thất 

Phân biệt MTO vs. ETO 

Phương pháp sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO) và thiết kế theo đơn đặt hàng (ETO) thoạt nghe có vẻ giống nhau, vì đều áp dụng cho các đơn hàng được xác định sẵn bởi khách, cho phép chọn lọc thông số kỹ thuật rồi mới sản xuất. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. 

MTO và ETO khác nhau, và được phân biệt rõ nhất về 2 yếu tố: Mức độ tùy chỉnh và tính chất phức tạp. Cụ thể: 

Tiêu chí/Loại hình MTO (Make-to-Order) ETO (Engineer-to-Order) 
Mức độ tùy chỉnh Sản xuất dựa trên thiết kế và thông số kỹ thuật cố định có sẵn. Khách hàng chỉ tùy chỉnh một số hạng mục cơ bản về tính chất sản phẩm (màu sắc, kích thước, vật liệu…) Khách hàng đưa ra yêu cầu thiết kế cụ thể, xét duyệt thống số kỹ thuật trước khi khởi động quy trình sản xuất. 
Tính chất phức tạp Mức độ phức tạp vừa phải – có thể tiến hành sản xuất nhanh chóng sau khi khách chốt đơn hàng.  Mức độ phức tạp cao – yêu cầu chuyên môn sâu sắc, phối hợp chặt chẽ giữa khách & nhà sản xuất xuyên suốt tiến trình dự án. 

Lợi ích của sản xuất MTO 

Ưu thế cạnh tranh 

Các mặt hàng MTO thường đối mặt với mức độ cạnh tranh khá thấp, bởi thông số kỹ thuật sản phẩm biến động tùy thời điểm và yêu cầu của khách, không phải tiêu chuẩn chung trên thị trường để các đối thủ dễ dàng làm theo. 

Trải nghiệm khách hàng 

Đơn hàng được sản xuất theo đúng nhu cầu và sở thích cá nhân vừa nâng cao sự hài lòng của khách, vừa khẳng định lợi thế về trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa so với các hình thức truyền thống.

khách hàng đối tác sản xuất

Không quá tải tồn kho hoặc lãng phí tài nguyên 

MTO hóa giải những vấn đề tồn đọng thường thấy của MTS (Make-to-Stock) trong quản lý tồn kho, đặc biệt là tình trạng thừa hàng quá mức và lãng phí tài nguyên, nhân lực, máy móc do sản xuất dư thừa, không tiêu thụ kịp thời hạn.

Quy mô sản xuất đa dạng 

Thông thường, đơn hàng MTS lớn và sản xuất hàng loạt sẽ chỉ làm ra các mặt hàng có tính chất đồng đều nhưng ít khả năng cá nhân hóa. Tuy nhiên, MTO lại là phương pháp thỏa mãn được cả 2 điều kiện này, cho phép tùy chỉnh thông số sản phẩm trong giới hạn cho phép mà không tốn nhiều công sức đầu tư cho giai đoạn thiết kế riêng, vẫn sản xuất được số lượng lớn.

Nhược điểm của sản xuất MTO

Doanh số không đều 

Sản phẩm cá nhân hóa thường khó thu hút nhu cầu mua hàng ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, gây ảnh hưởng đến sở thích tùy chỉnh sản phẩm khớp với loại hình MTO.

Đơn hàng hoàn thiện lâu 

Mặt hàng MTO được sản xuất sau khi xác nhận đơn hàng, lại mất thêm thời gian thống nhất chỉnh sửa thông số, nên tổng thời gian hoàn thiện đơn hàng sẽ lâu hơn thông thường.

Nhu cầu nguyên vật liệu biến động

Việc cho phép tùy chỉnh sản phẩm cũng khiến kế hoạch chuẩn bị nguyên vật liệu khó được tính toán cụ thể để chuẩn bị trước, chưa kể những yêu cầu đặc biệt từ khách gây phát sinh thêm điều kiện vật tư. 

Ví dụ thực tế về sản xuất MTO

Quần áo tùy chỉnh 

Đây là một trong những ví dụ phổ biến nhất về sản xuất MTO, cho phép khách hàng chọn kích thước, chất liệu và màu sắc khi mua trang phục quần áo. Tuy nhiên, họ không thể can thiệp vào thiết kế may đo gốc như chỉnh sửa từng đường tơ kẽ chỉ, bởi đó là điều kiện của loại hình ETO (Engineer-to-Order).

sản xuất quần áo

Dịch vụ ăn uống 

Sản xuất MTO cũng thường áp dụng cho các nhà hàng và các cơ sở dịch vụ ăn uống, thể hiện qua khả năng thêm hoặc loại bỏ một số thành phần thực phẩm tùy theo sở thích của khách, đảm bảo mỗi người luôn nhận được đúng bữa ăn mong muốn. 

Bộ phận chuyên dụng 

Các bộ phận chuyên dụng (như động cơ ô tô, linh kiện điện tử…) thường được sản xuất theo đơn hàng MTO vì chúng chịu nhiều rủi ro tồn kho lỗi thời, và khách hàng cũng thường thích chọn chỉnh sửa thiết kế trước khi đặt mua. 


ĐỌC THÊM: