MTTR là gì? 6 biện pháp cải thiện MTTR trong bảo trì sản xuất

MTTR (Mean Time To Repair) là thời gian trung bình để sửa chữa và khôi phục một hệ thống máy móc hoặc thiết bị sau sự cố hư hỏng xảy ra. 

MTTR đại diện cho toàn bộ thời gian từ thời điểm xảy ra lỗi cho đến khi thiết bị trở lại hoạt động ổn định bình thường – gồm cả gian để phát hiện lỗi, chẩn đoán sự cố và khắc phục vấn đề. Giống như MTBF, đây cũng là một chỉ số quan trọng để theo dõi đánh giá tính khả dụng và tin cậy của hệ thống. Đồng thời, MTTR cũng giúp thể hiện mức độ nghiêm trọng của sự cố, cũng như khả năng đối phó sửa chữa của tổ chức.

kiểm tra MTTR thời gian trung bình để sửa chữa

Cách tính chỉ số MTTR của thiết bị 

Thời gian sửa chữa trung bình (MTTR) được tính bằng cách lấy tổng thời gian sửa chữa một lỗi cụ thể chia cho tổng số lần sửa chữa trong một chu kỳ nhất định. Chu kỳ này có thể coi là hệ quy chiếu thời gian cho kết quả tính MTTR (ví dụ giải thích bên dưới). 

Công thức tính MTTR: 

MTTR = Tổng thời gian sửa chữa / Số lần sửa chữa trong chu kỳ 

Ví dụ: Giả sử dây chuyền cơ khí của một công ty gặp sự cố 2 lần trong tháng, tiêu tốn tổng cộng 3 giờ để sửa chữa và khắc phục vấn đề. Như vậy, chỉ số MTTR cho thiết bị này tính trên chu kỳ 1 tháng là: 

MTTR = 3 giờ / 2 lần sửa chữa = 1,5 giờ 

Lợi ích của việc đo lường MTTR 

Tính toán thời gian trung bình sửa chữa (MTTR) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là tối ưu hóa và cải thiện quy trình bảo trì, sửa chữa. 

  • Đối chiếu hiệu suất: MTTR cung cấp một thước đo chuẩn hóa để so sánh hiệu suất bảo trì theo thời gian, hoặc so với tiêu chuẩn ngành và đối thủ cạnh tranh. 
  • Đánh giá hiệu quả: Bằng cách theo dõi MTTR, các công ty có thể đánh giá hiệu quả của đội ngũ nhân công cũng như quy trình bảo trì. Nếu chỉ số thời gian MTTR cao, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nhiều hạng mục cần xem xét và cải thiện. 
  • Phân bổ tài nguyên: Hiểu rõ MTTR giúp sắp xếp và tổ chức nguồn lực, tài nguyên hợp lý hơn. Tùy vào chỉ số MTTR thấp hoặc cao, doanh nghiệp có thể bố trí tăng/giảm nhân sự với chuyên môn phù hợp để phụ trách giám sát bảo trì. 
  • Tối đa hóa thời gian hoạt động: Khi xác định được phương hướng để cải thiện MTTR theo hướng tích cực hơn, doanh nghiệp cũng đồng thời tăng tỷ lệ thời gian hoạt động ổn định của thiết bị, góp phần phát triển doanh thu và năng suất tổng thể. 
  • Tiết kiệm nguồn lực: Chỉ số MTTR được tối ưu sẽ giúp tiết kiệm đáng kể về cả chi phí, thời gian và nhân lực đáp ứng nhu cầu bảo trì và sửa chữa. 
MMTR mean time to repair

Thách thức khi đo lường MTTR 

  • Thiếu đồng bộ quy trình đo lường: MTTR có thể không được đo lường theo cùng cách thức khi có sự chuyển giao về nhân sự phụ trách. Chẳng hạn, khi sự cố lần 1 xảy ra, công nhân A bắt đầu đo thời gian ngay từ khi nhận được báo cáo. Tuy nhiên, tới sự cố lần 2, công nhân B lại đo thời gian từ lúc kỹ thuật viên bắt đầu xử lý vấn đề. Sự khác biệt này có thể khiến kết qua so sánh và đánh giá bị sai lệch so với tiêu chuẩn. 
  • Thiếu dữ liệu cần thiết: Không chỉ phương pháp mà số lượng dữ liệu cần thu thập phải được đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót bất kỳ một tác vụ xử lý sự cố nào. Nếu thông tin được tổng hợp thủ công ngẫu hứng không theo hệ thống, giá trị MTTR có thể không thực sự có giá trị chính xác. 
  • Nhiều lỗi xảy ra cùng lúc: Khi thiết bị gặp liên tục nhiều lỗi ở thời điểm gần nhau, việc xác định rõ ràng thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi sự cố và tác vụ sửa chữa tương ứng sẽ khá rắc rối, có thể gây sai sót nếu không sàng lọc và kiểm tra cẩn thận. 

6 biện pháp cải thiện thời gian sữa chữa trung bình (MTTR) 

  • Phân loại đối tượng để tính MTTR: Việc tính toán MTTR cho các vị trí, loại hình thiết bị hoặc chu kỳ sản xuất cụ thể sẽ giúp thiết lập những hệ quy chiếu khác nhau để phân tích và đánh giá tình hình, từ đó đưa ra phương án xử lý đúng đắn hơn.  
  • Tối ưu quy trình quản lý phụ tùng thay thế và quản lý hàng tồn kho: Giúp đảm bảo đội ngũ nhân sự sẵn sàng truy cập và sử dụng nguồn lực, vật liệu và tài nguyên cần thiết. 
  • Sử dụng cảm biến tự động giám sát hiệu suất thiết bị: Công nghệ theo dõi hoạt động máy móc theo thời gian thực sẽ góp phần đáng kể trong việc quản lý bảo trì, sửa chữa, đồng thời tăng tốc quá trình chẩn đoán và khắc phục sự cố.  
  • Rút gọn quy trình sửa chữa: Tự xem xét lại quy trình các bước tiến hành sửa chữa hỏng hóc, từ đó cải tiến theo hướng tối giản và tinh gọn nếu có thể.  
  • Hướng dẫn và đào tạo: Cập nhật và phổ biến tiêu chuẩn xử lý sự cố cho các nhân sự liên quan, đảm bảo rằng mọi thành viên đều hiểu rõ vai trò của bản thân.  
  • Triển khai hệ thống quản lý bảo trì tự động (CMMS): Không chỉ tự động hóa quy trình thu thập dữ liệu và theo dõi hiệu suất thời gian thực, nền tảng CMMS còn cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích, thêm khả năng xử lý và đề xuất thực thi bảo trì dựa trên tình hình được ghi nhận.  

ĐỌC THÊM:


Các loại MTTR khác 

Mặc dù Mean Time To Repair – thời gian trung bình để sửa chữa – là cách diễn giải phổ biến nhất cho MTTR. Tuy nhiên, vẫn còn một số khái niệm về bảo trì sản xuất khác cũng có chung cách viết tắt MTTR, được sử dụng tùy theo bối cảnh cụ thể. Chúng cũng thường mang ý nghĩa gần với Mean Time To Repair, bao gồm:

  • Mean Time To Recovery – thời gian trung bình để khôi phục: Chỉ số này thể hiện thời gian tính từ khi xảy ra sự cố cho tới lúc khắc phục hoàn toàn mọi vấn đề, cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả sửa chữa. Tuy nhiên, Mean Time To Recovery không đi sâu vào xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố thiết bị. 
  • Mean Time To Resolve – thời gian trung bình để giải quyết: Khái niệm này đại diện cho thời gian dành ra để đảm bảo vấn đề trước đó không tái diễn, được nhắc đến phổ biến trong chuyên môn IT, an ninh mạng. 
  • Mean Time To Respond – thời gian trung bình để phản hồi: Loại MTTR này thể hiện thời gian phản hồi từ hệ thống, từ đó xác định các điểm nghẽn trong quy trình quản lý sự cố. Nếu thời gian phản hồi cao vượt dự đoán, doanh nghiệp có thể đang gặp vấn đề với hệ thống cảnh báo hoặc quy trình làm việc của nhóm.