5 loại hình chuyển đổi số doanh nghiệp (áp dụng cho mọi ngành)

Trước đây, chuyển đổi số thường được chia thành 4 loại hình chính. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ dữ liệu đám mây, danh sách này đã được làm mới và bổ sung thêm một hạng mục. 

Vậy, chi tiết khái niệm và cách phân biệt 5 loại hình chuyển đổi số ra sao? Tất cả những thắc mắc liên quan sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. 

1. Chuyển đổi quy trình (Business Process Transformation)

Đúng như tên gọi, chuyển đổi quy trình bao gồm tái nghiên cứu và cấu trúc lại các quy trình nội bộ của doanh nghiệp. Những quy trình này có thể liên quan đến bất kỳ chức năng nào của doanh nghiệp, từ sản xuất, truyền thông nội bộ đến hành chính nhân sự.

chuyển đổi số quy trình

Hiện có rất nhiều công nghệ đa dạng được tạo ra nhằm hỗ trợ chuyển đổi số quy trình, nhưng trong đó nổi bật lên 3 nền tảng và phương pháp phổ biến nhất: Tự động hóa, machine-learning, phân tích dữ liệu. 

Mặc dù mục tiêu chính yếu của việc chuyển đổi quy trình thường là giảm chi phí, nhưng chúng cũng có thể được triển khai để giảm thời gian xử lý tác vụ, nâng cấp chất lượng sản phẩm và cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

2. Chuyển đổi mô hình kinh doanh (Business Model Transformation)

Quyết định chuyển đổi số về mô hình kinh doanh giúp định hình lại các mục tiêu cốt lõi và cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp, để phù hợp với tầm nhìn mới trong thời đại số hóa. Bằng cách loại bỏ các quy tắc cũ thường thấy ở mô hình kinh doanh truyền thống, loại hình chuyển đổi số này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tạo dựng thêm giá trị cho tổ chức. 

Mặc dù bản chất quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào tính ngành và chuyên môn sẵn có, nhưng nhìn chung vẫn có cùng một đặc điểm: Vươn mình đổi mới, đào sâu khám phá thêm những cách thức kinh doanh sáng tạo hơn. 

Do quy mô chiến lược này sẽ tác động và thay đổi cục bộ doanh nghiệp từ tận gốc rễ, nên sẽ chịu thêm tỷ lệ rủi ro cao hơn bình thường, dễ phát sinh các vấn đề không đúng ý khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu kiểm soát và quản lý tốt, quy trình chuyển đổi số này sẽ đem lại những lợi ích cực kỳ to lớn và bền vững. 


ĐỌC THÊM:


3. Chuyển đổi lĩnh vực (Domain Transformation)

Thông thường, các doanh nghiệp vẫn thường có thói quen và tầm nhìn về việc mở rộng hướng dịch vụ/sản phẩm hiện có để tìm kiếm nguồn doanh thu mới.

Khi quá trình chuyển đổi số được thực hiện ổn thỏa và hiện thực hóa mục tiêu giúp công ty lấn sân thành công sang một lĩnh vực thị trường khác, đó được gọi là chuyển đổi lĩnh vực.  

chuyển đổi số lĩnh vực

Vì điều này không yêu cầu các doanh nghiệp phải thay đổi toàn bộ cấu trúc và hướng đi vốn có, chuyển đổi số mở rộng lĩnh vực kinh doanh được coi là phương án phát triển khá an toàn. Với sự trợ giúp của nhiều nền tảng công nghệ tân tiến ra đời ngày nay, điều này lại càng trở nên khả thi và dễ dàng hơn trong mắt người làm chủ doanh nghiệp. 

4. Chuyển đổi văn hóa (Cultural Transformation)

Mọi cách thức chuyển đổi số nêu trên đều nên có tác động tích cực – dù ít hay nhiều – đến văn hóa công ty. Tuy nhiên, nếu muốn tìm kiểm giải pháp triệt để hơn, hãy thử tính đến việc chuyển đổi số trực tiếp và toàn diện về chính khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.  

Từ việc nhấn mạnh mức độ quan trọng và tạo điều kiện phát triển con người, tái cấu trúc phân tầng cấp bậc nhân sự, tới thử nghiệm những hình thức làm việc và hợp tác mới mẻ – các chủ lãnh đạo doanh nghiệp có thể áp dụng rất nhiều phương pháp đa dạng để thực thi hướng chuyển đổi số văn hóa. 

Dù vậy, khuyến nghị chung vẫn là thay đổi và chỉnh sửa dần dần theo từng phân mảng nhỏ, không tạo ra cách biệt văn hóa quá lớn trong một thời gian ngắn, tránh gây ra thêm vấn đề xung đột trong quá trình chuyển đổi.  


ĐỌC THÊM:


5. Chuyển đổi điện toán đám mây (Cloud Transformation)

Dù không được nhắc tới nhiều như 4 loại hình trên, định hướng này vẫn được nhiều doanh nghiệp tin dùng khi thực hiện chuyển đổi số. Cụ thể, họ sẽ di dời toàn bộ hệ thống dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây, thuận tiện tích hợp nhiều công nghệ mới trong tương lai.

chuyển đổi số đám mây

Trên hết, quá trình chuyển đổi có thể được tinh chỉnh đa dạng cho phù hợp với nhu cầu. Chẳng hạn, các cấp quản lý chỉ yên tâm di dời dữ liệu của một số hạng mục nhất định, chứ không phải tất cả.

Ở một trường hợp khác, công ty có thể tùy ý chọn vận hành dữ liệu qua đối tác bên thứ 3, hoặc tự thiết lập cơ sở hạ tầng điện toán đám mây trên hệ thống kín và nội bộ. Thậm chí, kết hợp cả 2 hình thức trên cũng là một lựa chọn, tùy mục tiêu và cách thức điều hành của tổ chức.