Amazon: Làm chủ điện toán đám mây & machine learning

Tổng quan doanh nghiệp

Từ quy mô hoạt động như một cửa hàng sách trực tuyến thành lập năm 1994, Amazon vụt sáng phát triển chóng mặt thành tập đoàn công nghệ và thương mại điện tử đứng đầu thế giới. Bước tiến cách mạng chuyển đổi số đã giúp công ty mở rộng sang nhiều lĩnh vực dịch vụ khác, bao gồm bán lẻ, logistics, điện toán đám mây (AWS), và truyền thông trên toàn cầu.

Cuộc cách mạng chuyển đổi số đã đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển của Amazon, khi công ty áp dụng công nghệ tiên tiến để cải tiến hoạt động kinh doanh và tạo ra những đột phá trong trải nghiệm của khách hàng. Sự đa dạng trong các lĩnh vực hoạt động đã giúp Amazon không chỉ giữ vững vị thế dẫn đầu mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên toàn thế giới.

amazon chuyển đổi số

Khó khăn và thách thức

Amazon gặp vấn đề khi cố mở rộng, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng nhanh chóng, công ty cần đầu tư lượng lớn tài chính vào gia tăng số lượng nhà kho lẫn trung tâm phân phối, đồng thời phải tối ưu hóa quy trình vận hành giúp giảm thiểu thời gian và chi phí.

Vận hành lẫn duy trì hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics khổng lồ như thế không chỉ đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn mà còn yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau, từ quản lý hàng tồn kho đến vận chuyển, giao nhận và xử lý trả hàng.

Ngoài ra, sự cạnh tranh từ các nền tảng thương mại điện tử khác như eBay, Walmart và kỳ vọng người dùng về dịch vụ nhanh hơn cũng đặt ra những thách thức đáng kể. Đáp ứng những mong đợi này cũng đòi hỏi chi phí đầu tư cao; đừng nói đến việc triển khai trên diện rộng cũng là thách thức không nhỏ.

Giải pháp

Thay đổi quan trọng nhất là sự phát triển của Amazon Web Services (AWS). Ban đầu, AWS được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu xử lý dữ liệu và vận hành của chính Amazon, nhưng sau đó đã nhanh chóng trở thành một nền tảng cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới cho hàng triệu khách hàng doanh nghiệp và cá nhân – động thái này cho phép công ty mở rộng quy mô khá đáng kể.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn tích hợp học máy (machine learning) vào các công cụ đề xuất để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Khách hàng của Amazon không còn phải tìm kiếm quá nhiều, mà chỉ cần dựa vào đề xuất thông minh từ hệ thống để khám phá những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.

Không dừng lại ở đó, Amazon tiên phong trong việc tự động hóa quy trình hoạt động tại các kho hàng và trung tâm xử lý. Hệ thống robot tự hành và các công nghệ logistics hiện đại được triển khai để xử lý các công đoạn như phân loại, đóng gói và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, Amazon cũng phát triển các hệ thống quản lý hàng tồn kho thông minh, cho phép theo dõi và điều chỉnh nguồn cung một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu mua sắm biến động liên tục từ phía khách hàng.

Kết quả

  • Doanh thu Amazon Web Services (AWS) đạt mốc khổng lồ: Chỉ riêng trong quý 1 năm 2024, AWS đã thu về 25 tỷ USD, tăng trưởng cao hơn 17,2% so với cùng kỳ năm trước.
  • Thống trị thị trường dịch vụ điện toán đám mây: AWS chiếm lĩnh 32% thị phần toàn cầu trong năm 2023, hỗ trợ các hoạt động của chính Amazon và hàng nghìn doanh nghiệp khác.
  • Hiệu quả vận hành tăng cao: Bằng cách tự động hóa logistics và tích hợp AI, Amazon đã giảm chi phí hoạt động lên đến 20%, đồng thời tăng 25% tốc độ xử lý đơn hàng, nâng cao đáng kể hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu.