Airbus: Tinh gọn quy trình & đồng bộ dữ liệu
Tổng quan doanh nghiệp
Airbus là thương hiệu có ấn tượng và độ phủ sóng lớn đối với rất nhiều người trên thế giới, chuyên về sản xuất trang thiết bị song song với cung cấp dịch vụ du lịch và vận chuyển hàng không.
Với đặc thù ngành hiện đại và tân tiến như vậy, nhưng Airbus cũng không phải là ngoại lệ khi đưa ra quyết định chuyển đổi số trên chặng đường phát triển.
Khó khăn & thách thức
Airbus đã dành thời gian nghiên cứu và hiểu rõ những thiếu sót tồn tại và cả rủi ro tụt hậu trong tương lai. Lúc bấy giờ, khó khăn của họ còn bao gồm việc… tìm được một đối tác có khả năng giúp giải quyết những vướng mắc đó.
Cụ thể, Airbus nhận định phương pháp tìm kiếm khách hàng của mình chưa thực sự tối ưu, còn nhiều lỗ hổng vì bám theo hình thức tiếp cận truyền thống, không đem lại tỷ suất hoàn vốn (ROI) như kỳ vọng.
Thậm chí, họ còn dùng tới 15 công cụ khác nhau để quản lý dịch vụ công nghệ cùng lúc trong hoạt động doanh nghiệp, khiến toàn bộ khối dữ liệu bị phân mảnh, giới hạn khả năng đồng bộ và phân tích thông tin để đưa ra giải pháp tối ưu. Từ hiện trạng này, có cả một ban Service Desk được thành lập riêng chỉ để đi giải quyết những khúc mắc và lỗi hệ thống phát sinh trong công tác quản lý sản xuất, khiến cả nhân viên nội bộ lẫn khách hàng đều khó chịu với trải nghiệm.
Giải pháp
Đặt khách hàng làm trọng tâm của công cuộc chuyển đổi số, Airbus nhất trí với phương án tiên quyết: Sáp nhập dữ liệu và chức năng của 15 công cụ quản lý dịch vụ và sản xuất hiện có vào làm một.
Nhờ ứng dụng công nghệ mã nguồn mở, họ đã tự thiết kế ra hệ thống phần mềm quản lý của mình, không chỉ thành công với dự định trên mà còn cải tiến rất nhiều về giao diện và khả năng đồng bộ hành vi dữ liệu trong chuỗi quy trình sản xuất.
Kết quả
- Thành tích 10 tháng sau đó đạt 290.000 người dùng truy cập và 2,2 triệu lượt pageview trên website.
- Giảm thiểu 30% vấn đề cần xử lý cho bộ phận Service Desk.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí cho quy trình xử lý khúc mắc của khách hàng.