POQ là gì? Công thức tính Production Order Quantity & ví dụ

POQ (Production Order Quantity – số lượng đặt hàng sản xuất) là mô hình quản lý hàng tồn kho, giúp tính toán quy mô sản lượng hợp lý theo từng đợt sản xuất. POQ phù hợp với doanh nghiệp có chu kỳ nhập hàng liên tục, hoặc mẫu sản phẩm liên quan vừa được tiến hành sản xuất vừa được sử dụng hoặc bán ra.  

Bối cảnh phù hợp áp dụng POQ  

POQ có một vài điểm giống nhau đối với EOQ (xem chi tiết về EOQ tại đây). Tuy nhiên, hoàn cảnh để áp dụng chúng lại hoàn toàn khác biệt.  

Công thức EOQ giả định toàn bộ sản phẩm của đơn hàng được nhập kho ngay trong một lần đặt hàng. Dù vậy, đôi khi có những doanh nghiệp lại nhận hàng liên tục dần dần trong một thời gian nhất định. Điều kiện này khiến cách tính EOQ trở nên thiếu tương thích, cần đề xuất một phương pháp khác.

tính toán POQ production order quantity

Từ đó, POQ ra đời để khỏa lấp nhu cầu còn trống này. Mô hình POQ sẽ phù hợp với giả thuyết đơn hàng nhập kho diễn ra liên tục, lượng hàng sau đó được tích lũy và tận dụng dần, tới khi hết sẽ lặp lại quá trình như cũ. Trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán, hoặc tự sản xuất ra thành phẩm dùng làm vật tư cũng có thể áp dụng POQ. 

Tổng kết lại, dưới đây là danh sách các điều kiện cần đáp ứng để tính toán POQ chính xác: 

  • Hàng hoá được đưa đến đều đặn. 
  • Nhu cầu sử dụng hàng hoá hàng ngày nhỏ hơn mức cung ứng/sản xuất. 
  • Nhu cầu thị trường liên tục và không đổi. 
  • Không có biến động trong hoạt động sản xuất và cung ứng. 
  • Chi phí đặt hàng, vận chuyển hàng hoá không đổi. 
  • Thời gian vận chuyển không đổi và được xác định trước. 

Lợi ích của POQ với doanh nghiệp

Tối ưu kế hoạch sản xuất 

Mọi quy trình sản xuất luôn cần định hình trước bằng một kế hoạch đường dài để thống nhất các yếu tố tác động tới thành phẩm, bao gồm: 

  • Nhu cầu thị trường cho sản phẩm 
  • Sản lượng dự kiến theo khả năng của doanh nghiệp 
  • Thời điểm hợp lý để bắt đầu quy trình sản xuất 

Kế hoạch sản xuất tổng thể sẽ được hoàn thiện hơn nhờ khâu chuẩn bị và tính toán, dựa vào các mô hình công thức như POQ. 

Cost Estimation and Budgeting  

Đưa ra quyết định không dựa trên số liệu cụ thể chắc chắn sẽ dẫn đến sai sót ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hoặc tình trạng ngân sách của doanh nghiệp. 

Bằng việc tính toán nhu cầu sản lượng phù hợp cho mỗi chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ hoạt động sản xuất chính xác, hiệu quả, đồng thời tối ưu được chi phí phát sinh trong quy trình, tránh vượt mức tồn kho.

quản lý nhà máy

Thúc đẩy tăng trưởng doanh số 

Từ lợi ích tối ưu ngân sách, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư thêm vào quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, hoặc khắc phục các vấn đề khác. Tất cả những nỗ lực này đều dẫn tới kết quả tích cực hơn về hiệu suất tổng thể, trải nghiệm khách hàng và vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Công thức tính POQ 

Công thức tính số lượng đặt hàng sản xuất: POQ = √ {(2DS) ÷ [H(1 – d/p)]} 

công thức tính POQ production order quantity

Trong đó:

  • D – nhu cầu số lượng sản phẩm được bán theo năm 
  • S – chi phí thiết lập cho mỗi đơn hàng 
  • H – chi phí duy trì tồn kho mỗi năm cho 1 đơn vị sản phẩm 
  • d – nhu cầu sản xuất theo ngày 
  • p – sản lượng thực tế theo ngày 

Ví dụ minh họa tính toán POQ  

Giả sử doanh nghiệp A bán đồ gia dụng, số liệu như sau: 

  • Số lượng sản phẩm được chốt bán hàng năm (D): 12000 sản phẩm 
  • Chi phí thiết lập (S): $50 
  • Chi phí duy trì tồn kho (H): $0,1/sản phẩm/năm 
  • Nhu cầu sản xuất theo ngày (d): 40 sản phẩm 
  • Sản lượng thực tế theo ngày (p): 100 sản phẩm 

Nhu vậy: POQ = √[(2 x 12000 x 50) ÷ 0,1(1 – 40/100)] = 4472  

Điều này đồng nghĩa với sản lượng tối ưu cho một lần sản xuất nên đạt 4472 đơn vị sản phẩm, giúp tối ưu tình trạng tồn kho và duy trì hoạt động sản xuất hiệu quả.