Hệ thống MRP là gì? Tham khảo mẫu MRP case study hoàn chỉnh

MRP – viết tắt của “Material Requirements Planning” (hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu) – là giải pháp phần mềm hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý quy trình sản xuất, nguồn cung và kho hàng.

Thông thường, hệ thống MRP sẽ hướng tới giải quyết 3 vấn đề chính: 

  • Đảm bảo nguyên vật liệu thô được đáp ứng đầy đủ trước khi sản xuất, hoặc sản phẩm đã sẵn sàng vận chuyển tới khách hàng.  
  • Duy trì số lượng sản phẩm và nguyên liệu sẵn có ở mức tối thiểu. 
  • Dự trù ngân sách, hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng. 
MRP system - Material Requirements Planning

Nguyên lý hoạt động của MRP 

Các cấp quản lý doanh nghiệp có thể cân đối nguồn cung/cầu về cả trang thiết bị và nguồn lực, đồng thời thúc đẩy hiệu quả sản xuất bằng cách nhập và phân tích dữ liệu vào hệ thống MRP, bao gồm: 

  • Tên & phân loại sản phẩm 
  • Lịch trình sản xuất tổng thể (MPS) 
  • Thời hạn sử dụng của nguyên vật liệu
  • Định mức nguyên vật liệu (BOM) 
  • Dữ liệu hoạch định tiêu chuẩn khác 

Việc đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của dữ liệu đầu vào là tối quan trọng, để kết quả đầu ra trở nên đáng tin và khả thi trong tầm tay của doanh nghiệp. 

Dựa trên những thông tin này, hệ thống sẽ tạo nên một kế hoạch thể hiện nhu cầu cụ thể về nguyên vật liệu – gồm loại hình, số lượng thành phần – kết hợp với những đầu việc cần làm để tạo ra sản phẩm với chất lượng hoàn thiện nhất trong thời gian cho phép. 

Trong lúc yêu cầu về nguyên vật liệu được xử lý, MRP sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng kho hàng theo thời gian thực, giúp nhân sự phụ trách dễ dàng kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất ổn định đúng tiến độ. 

Lợi ích của MRP 

Mục đích ưu tiên của MRP là đảm bảo dự án sản xuất chạy đúng tiến độ, không gặp vấn để nghẽn quy trình liên quan đến nguồn cung nguyên vật liệu. Ngoài ra, MRP cũng mang đến nhiều lợi ích đi kèm khác, chẳng hạn: 

  • Giảm thời gian đáp ứng và hoàn thiện đơn hàng tới tay người dùng (lead time) 
  • Giảm chi phí vận hành tồn kho 
  • Tăng cường hiệu quả quản lý kho hàng, tối ưu sản lượng dựa trên nhu cầu thực tế
  • Cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường 

Lịch sử phát triển hệ thống MRP 

MRP là hệ thống tích hợp công nghệ thông tin được phát triển sớm nhất cho doanh nghiệp, lâu đời hơn gần như tất cả các khái niệm và giải pháp hệ thống khác. 

Phiên bản hệ thống MRP đời đầu được ra mắt vào giữa thập niên 40-50, sử dụng các trạm máy tính lớn và tân tiến để dự đoán và phân tích thông tin định mức nguyên vật liệu của một sản phẩm, từ đó tổng hợp thành kế hoạch sản xuất. 

Sau này, MRP đã được cải tiến nhiều hơn, bao gồm khả năng xử lý và phản hồi thông tin, giúp các nhân sự quản lý sản xuất có thể thay đổi và cập nhật dữ liệu đầu vào cho hệ thống. 

Thế hệ MRP thứ hai (MRP II) đã tích hợp thêm cả các khía cạnh về lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính, marketing… Trên cơ sở này, vào thập niên 90, một khái niệm mới tổng quan hơn mang tên ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) ra đời, tận dụng công nghệ máy tính để quản lý liên kết nhiều chức năng doanh nghiệp cùng lúc. 

hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Ưu điểm & nhược điểm của MRP 

Pros 

  • Đảm bảo nhu cầu về nguyên vật liệu luôn sẵn sàng khi cần thiết 
  • Giảm thiểu tình trạng tồn kho và chi phí vận hành liên quan 
  • Tiết kiệm thời gian hoàn thành đơn hàng 
  • Tăng hiệu suất sản xuất 
  • Tăng năng suất lao động 

Cons 

  • Phụ thuộc gần như hoàn toàn vào độ chính xác của dữ liệu đầu vào 
  • Chi phí lắp đặt và triển khai hệ thống tốn kém 
  • Khả năng lên kế hoạch sản xuất còn thiếu linh hoạt 
  • Chưa giải quyết được triệt để vấn đề tồn kho 
  • Thiếu toàn diện so với hệ thống ERP cải tiến theo sau 

Xu hướng phát triển công nghệ cho MRP 

Các công ty phát triển phần mềm hệ thống MRP vẫn thường cải tiến sản phẩm của mình bằng cách tích hợp thêm nhiều công nghệ mới, mỏ rộng chức năng và khắc phục điểm yếu tồn đọng. 

Hiện tại, xu hướng nhận được nhiều sự chú ý nhất là công nghệ máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng tính toán và lên kế hoạch của hệ thống MRP. Nếu áp dụng thành công, MRP có thể liên tục xử lý thông tin quy trình và gợi ý phương hướng giải quyết khả thi cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, một hướng phát triển tiềm năng khác là “Internet vạn vật công nghiệp” (IIoT), hay có thể hiểu là Công nghiệp 4.0. Bằng cách kết nối MRP với một hệ sinh thái thiết bị thông minh, thu nhập dữ liệu từ nhiều cảm biến để giám sát quy trình theo thời gian thực, toàn bộ hệ thống sẽ trở thành một mắt xích mạnh mẽ trong bộ máy quản lý doanh nghiệp. Ý tưởng này hoàn toàn có thể kết hợp với cả machine learning và AI. 

Cuối cùng, việc di dời bộ nhớ phục vụ cho hoạt động của MRP lên nền tảng dữ liệu đám mây cũng là phương án đáng cân nhắc. Với lợi ích về bảo mật an toàn thông tin, tốc độ xử lý và nhiều biện pháp dự phòng rủi ro, điện toán đám mây sẽ là chìa khóa mở ra nhiều chức năng đa dạng khác cho MRP. 

Tham khảo mẫu file case study MRP

Để minh họa chi tiết hơn, dưới đây là một mẫu file dữ liệu Excel MRP tổng hợp thành case study để tham khảo. Quý độc giả vui lòng đăng ký thông tin theo mẫu bên dưới để nhận tài liệu. DxFAC xin chân thành cảm ơn!

download mẫu MRP